Những chỉ trích và tranh cãi LinkedIn

LinkedIn đã nhận được những lời chỉ trích, chủ yếu liên quan đến việc khai thác địa chỉ email và tính năng tự động cập nhật.

Tính năng cho phép các thành viên LinkedIn "chứng thực" các kỹ năng và kinh nghiệm của nhau đã bị chỉ trích là vô nghĩa vì các chứng thực không nhất thiết phải chính xác hoặc được đề xuất, cập nhật bởi những người khác.[120] Vào tháng 10 năm 2016, LinkedIn đã thừa nhận rằng "việc có ai đó chứng thực cho bạn rất quan trọng" và bắt đầu làm nổi bật tính năng chứng thực từ "đồng nghiệp và các kết nối khác" để giải quyết những lời chỉ trích.[121]

Sử dụng tài khoản email của các thành viên để gửi thư

LinkedIn gửi các lời mời đến các liên hệ trong Outlook từ tài khoản email của người dùng mà không nhận được sự đồng ý của họ. Những lời mời này được gửi đi và tạo cảm giác rằng chính chủ tài khoản email đã gửi chúng. Nếu các địa chỉ liên hệ không trả lời, sẽ có thêm hai email nhắc nhở về việc phản hồi email. LinkedIn đã bị kiện ở Hoa Kỳ về hành vi chiếm đoạt tài khoản email và gửi thư spam.[122][123][124]

Khi người dùng đăng ký LinkedIn, họ được yêu cầu cung cấp địa chỉ email như là tên người dùng và thiết lập mật khẩu mới cho tài khoản LinkedIn của họ. LinkedIn sau đó sẽ đưa ra đề nghị gửi lời mời kết nối tới tất cả các thành viên trong danh sách liên hệ của người dùng hoặc tới những người mà họ giao tiếp qua email. Khi danh sách liên hệ trong email được mở ra, người dùng được thông báo rằng lời mời sẽ được gửi đến các địa chỉ email được chọn. LinkedIn đã hack vào tài khoản email người dùng và có thể tải xuống các địa chỉ trong danh sách email liên hệ mà có được sự đồng ý của họ.[125][126][127]

Vụ kiện cuối cùng đã được giải quyết vào năm 2015 có lợi cho người dùng của LinkedIn.[128]

An ninh và công nghệ

Vào tháng 6 năm 2012, khoảng 6,4 triệu mật khẩu người dùng LinkedIn đã bị đánh cắp bởi các tin tặc và đăng tải trực tuyến.[129] Hành động này được biết đến là vụ hack LinkedIn 2012. Để đối phó với vụ việc, LinkedIn đã xin lỗi ngay sau đó và yêu cầu người dùng thay đổi mật khẩu của họ. Vào ngày 31 tháng 5 năm 2013, LinkedIn đã thêm tính năng xác thực hai lần, một cải tiến quan trọng trong vấn đề bảo mật để ngăn chặn tin tặc truy cập vào tài khoản.

Vào tháng 5 năm 2016, 117 triệu tên người dùng và mật khẩu LinkedIn đã được chào bán trực tuyến. [130] Thông tin đăng nhập được cho là thuộc về người dùng LinkedIn bị đánh cắp trong vụ hack LinkedIn năm 2012 đã được rao bán trên”dark-web” với giá khoảng 2.200 USD, theo báo cáo từ Motherboard, một trang web công nghệ do Vice điều hành.[131] LinkedIn ngay sau đó đã thực hiện các bước để vô hiệu hóa mật khẩu của các tài khoản bị ảnh hưởng và liên hệ với các người dùng để đặt lại mật khẩu của họ. Linkedin khuyến khích người dùng tìm hiểu về cách bật xác minh hai bước và sử dụng mật khẩu mạnh để giữ cho tài khoản của họ an toàn nhất có thể.[132]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: LinkedIn http://www.adweek.com/digital/linkedin-just-launch... http://kara.allthingsd.com/20110127/here-comes-ano... http://www.antezeta.com/blog/social-networking-ser... http://www.bizjournals.com/sanfrancisco/print-edit... http://www.business-standard.com/article/technolog... http://www.businessinsider.com/2010-digital-100-co... http://www.businessinsider.com/linkedin-buys-lynda... http://www.businessinsider.com/linkedin-is-buying-... http://www.businesswire.com/news/home/201009230054... http://money.cnn.com/2011/01/27/technology/linkedi...